• Hướng dẫn cách xông mũi họng và bảo quản máy xông mũi họng

    Máy xông mũi họng ngày càng được sử dụng phổ biến tại các gia đình. Tuy nhiên việc vệ sinh và bảo dưỡng máy khí dung (máy xông mũi họng) đúng cách không phải ai cũng biết và hiểu rõ.

    Dưới đây là hướng dẫn cách vệ sinh và bảo dưỡng máy đúng cách giúp những tránh được hư hỏng và giảm được nguy cơ nhiễm trùng vi khuẩn đường hô hấp, an toàn cho sức khỏe.

     

     

    1/ Kiểm tra kỹ lưỡng trước khi xông mũi họng

    - Tuyệt đối tuần thủ các loại thuốc theo quy định của bác sĩ được sử dụng với hệ thống nén khí dung 

    - Kiểm tra thiết bị trước khi sử dụng lần đầu tiên để xem máy, các phụ kiện có bị thiệt hại hay hư họng chi tiết nào hay không.

    - Làm sạch và khử trùng các bộ phận của máy xông mũi họng. Trước khi xông thuốc cần vệ sinh và khử trùng tất cả các bộ phận gồm cốc thuốc, ống ngậm, mặt nạ trước khi sử dụng.

    - Ống dẫn khí luôn được khô ráo. Nếu ống có hơi nước hoặc có giọt nước đọng vào bên trong điều này có thể gây cản trở luồng không khí và thuốc. Cắm một đầu ống dẫn khí vào máy, đầu kia để không bật thiết bị hoạt động trong vòng 5-10 phút để làm khô phụ kiện.

    - Đảm bảo rằng bạn đã lắp các phụ kiện đúng các vị trí quy định, chắc chắn và an toàn.

    - Chỉ sử dụng các bộ phụ kiện của hãng.

    2/ Các bước thực hiện máy xông mũi họng

    - Tùy từng bệnh mà sử dụng loại thuốc, liều lượng phải theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa điều trị hô hấp. Không tự ý mua thuốc về xông. Nếu chỉ vệ sinh mũi họng thông thường ta có thể xông bằng nước muối sinh lý, thời gian xông từ 5-10 phút.

    - Pha thuốc và đổ thuốc vào ống (cốc) đựng thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Lưu ý không đổ quá vạch max của cốc

    - Cắm ống dẫn khí một đầu vào máy xông mũi họng, đầu còn lại vào cốc thuốc

    - Lắp mặt nạ hoặc ống ngậm. Mỗi máy phun khí dung đều có kèm theo mặt nạ hoặc ống ngậm. Tùy trường hợp sử dụng, ống ngậm đòi hỏi phải có sự hợp tác tốt của người bệnh trong điều trị bệnh hen suyễn cho nên với trẻ em dưới 5 tuổi thường sử dụng mặt nạ. 

    - Bật công tắc và bắt đầu xông

    - Tiến hành xông. Thở chậm và sâu bằng miệng (hít vào sâu, ngưng lại 1-2 giây rồi thở ra) cho đến khi hết thuốc trong cốc đựng, trung bình khoảng 10-20 phút.

    - Nên thay đổi bộ xông sau 1 năm sử dụng.

    3/ Vệ sinh làm sạch và bảo dưỡng máy xông mũi họng

    - Trước khi làm sạch khử trùng, đảm bảo máy xông mũi họng ở trạng thái ngừng hoạt động và ngắt kết nối nguồn điện.

    - Vệ sinh định kỳ 1 lần/tuần

    - Sử dụng dung dịch khử trùng có sẵn. Làm theo hướng dẫn qui định của nhà sản xuất.

    + Ngâm ngập các bộ phận vào dung dịch khử trùng trong một thời gian nhất định.

    + Rửa lại các bộ phận dưới với nước sạch, để ráo khô tự nhiên trong môi trường không khí sạch.

    - Luộc nước sôi từ 15 tới 20 phút.

    + Lưu ý cho các bộ phận vào từ lúc nước lạnh và đổ ngập nước các bộ phận.

    + Sau khi luộc, lấy các bộ phận ra cẩn thận, để các bộ phận khô trong môi trường không khí sạch.

    Lưu ý:

    - Không được đặt máy nén khí vào nước. Thỉnh thoảng lau mặt ngoài máy nén khí bằng khăn ẩm.

    - Không luộc ống dẫn khí, mặt nạ người lớn, mặt nạ trẻ em, miếng lọc khí và nắp đậy bộ lọc khí.

     

     

    Ngày đăng: 05-04-2016 942 lượt xem