• Giúp bạn phát hiện sớm bệnh tiểu đường qua các dấu hiệu sau

    Tiểu đường được xem là bệnh của cuộc sống hiện đại. Khi những điều kiện về vật chất khá đầy đủ, với nguồn thực phẩm được đưa vào cơ thể không kiểm soát, gây ra nhiều bệnh nguy hiểm.

    Trong đó, tiểu đường là bệnh khá nguy hiểm và gây ra nhiều biến chứng. Tuy nhiên tiểu đường hoàn toàn có thể điều trị khỏi nếu được phát hiện sớm, chữa trị kịp thời. Vấn đề là cần nhận biết sớm bệnh tiểu đường tại nhà như thế nào?

    Nguyên nhân gây ra bệnh tiểu đường là do các yếu tố từ môi trường, thực phẩm, kể cả yếu tố di truyền khiến cho các cơ quan không sản sinh đủ insulin, suy giảm hoặc mất khả năng tận dụng chuyển hóa chất đường, dẫn đến tình trạng tăng lượng đường trong máu. Thông thường các biểu hiện ban đầu của bệnh nhân tiểu đường rất khó nhận biết. Bệnh thường chỉ được nhận biết một cách chính xác khi tiến hành đo lượng đường trong máu. 

    Tuy nhiên, chúng ta có thể dựa vào một số biểu hiện cơ bản để chẩn đoán bệnh tiểu đường như sau:

    - Thường cảm thấy mệt mỏi, ngủ không ngon giấc, nửa đêm hay tỉnh giấc.

    - Uống nước nhiều, tiểu nhiều

    - Thường có cảm giác đói

    - Da khô, ngứa, mắt mờ

    - Lòng bàn tay, bàn chân ngứa ran hoặc đau nhức

    - Hệ thống miễn dịch suy giảm, dễ mắc các bệnh cảm cúm, cảm lạnh

    - Cơ thể dễ viêm nhiễm, nhiễm nấm

    - Sụt cân không rõ nguyên nhân

    - Vết thương lâu lành. Đặc biệt với các vết thương đơn giản như xước, đứt tay, vết bầm thường lâu lành hơn bình thường. Vì các mạch máu bị hư hại, ngăn sự điều tiết và lưu thông máu làm lành vết thương.

    Nếu bệnh nhân có một trong những biểu hiện này, mật độ xảy ra thường xuyên và ngày càng nghiêm trọng, chúng ta nên nghĩ ngay đến bệnh tiểu đường. Việc nhanh chóng đưa bệnh nhân đến các cơ sở y tế để khám và điều trị kịp thời là cần thiết.

    Hiện nay, việc theo dõi và phát hiện sớm bệnh tiểu đường có thể thực hiện tại nhà nhanh chóng và độ chính xác cao bằng máy đo đường huyết. Thao tác máy đo đường huyết khá đơn giản. Dùng nước tiểu của người nghi ngờ bị tiểu đường trong thời gian nhịn đói từ 8 – 12 giờ. Nếu lượng đường trong máu từ 100 – 125 mg/dL có nguy cơ bị tiểu đường. Trên 125 mg/dL khả năng mắc bệnh càng cao. Hoặc có thể thử vào bất kỳ giờ nào trong ngày, nếu lượng đường từ 200 mg/dL cùng với những triệu chứng vừa nêu nên nhanh chóng đưa bệnh nhân đến các cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

    Tiểu đường là bệnh mãn tính, nhưng hoàn toàn có thể phòng ngừa và điều trị dứt điểm. Việc kiểm soát chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt hằng ngày chính là biện pháp tốt nhất để kiểm soát, phòng ngừa bệnh và bảo vệ sức khỏe.

     

    Ngày đăng: 25-03-2016 1,019 lượt xem